Đau đầu vùng thóp là dấu hiệu của bệnh gì?

Đau đầu thông thường sẽ đau cụ bộ ở các vị trí riêng biệt chứ ít khi đau toàn bộ đầu. Một trong những vị trí đau nhiều nhất có lẽ phải kể đến vùng thóp. Rất nhiều người than vãn về cơn đau đầu ở vùng này khiến họ vô cùng khó chịu và cũng thắc mắc đau đầu vùng thóp có phải là dấu hiệu của bệnh lý gì không? 

Tham khảo thêm một số vị trí đau đầu điển hình khá:

 
Đau đầu vùng thóp

Xác định vị trí vùng thóp


Thóp đầu hay đỉnh đầu là phần chưa khép kín hoàn toàn ở cửa đỉnh đầu. Thóp có 2 phần là thóp trước (hình thoi) là khe hở giữa phần xương đỉnh đầu và xương trán; thóp sau (hình tam giác) là khe hở giữa xương chẩm với xương đỉnh đầu.

Thông thường cảm giác đau đầu vùng thóp thường xuất phát từ những tổn thương ở thóp trước khiến bệnh nhân cảm thấy đau khắp vùng đỉnh đầu. Kiểu đau đầu này có rất nhiều nguyên nhân.

Đau đầu vùng thóp là dấu hiệu của bệnh gì?


Những người thường thấy đau đầu vùng thóp xuyên đỉnh đầu có thể nghĩ đến những hiện tượng bệnh lý sau:

  • Căng thẳng thần kinh kéo dài: theo các nghiên cứu được tiến hành tại các nước Châu Âu có đến hơn 50% trường hợp bị đau đầu là do căng thẳng và áp lực tâm lý gây ra. Hiện tượng căng thẳng khiến các cơ quanh đầu bị co gây cảm giác đau nhức. Bệnh nhân thường đau nhiều ở hai bên thái dương cũng có khi đau đầu vùng thóp. Thêm vào đó những người dùng thuốc giảm đau kéo dài, bệnh nhân trầm cảm, mắc chứng lo âu cũng có nguy cơ bị đau vùng thóp cao hơn.
  • Bệnh lý đau đầu vận mạch: 4% trong số bệnh nhân đau đầu là đau đầu vận mạch. Với bệnh lý này, bệnh nhân thường có cơn đau xuất hiện đột ngột, đau nhiều nhất vùng thái dương và vùng thóp. Kèm theo đau đầu bệnh nhân cũng gặp một số triệu chứng như mất ngủ, mệt mỏi.
  • Bệnh viêm xoang: viêm xoang gây đau đầu ở vùng trán, hốc mắt, hai bên má, mũi, sau đó lan dần lên vùng thóp. Triệu chứng đi kèm trong trường hợp này thường có sốt, ngạt mũi, suy giảm khướu giác.
  • Đau đầu vùng thóp do thay đổi thời tiết bất thường: khi thời tiết thay đổi bất thường khiến cơ thể chưa kịp thời thích ứng cũng rất dễ dẫn đến đau đầu. Nếu là do nguyên nhân này, bệnh nhân có biểu hiện đau ở vùng chán, vùng thóp và 2 hốc mắt. Thỉnh thoảng có thể kèm theo sốt, người mệt mỏi, buồn nôn và nôn, chán ăn… khi đó cơn đau đầu thường nghiêm trọng hơn. 



Để có thể điều trị đau đầu vùng thóp, bệnh nhân cần phải xác định được nguyên nhân đứng đằng sau. Nếu đau do nguyên nhân thay đổi thời tiết hay căng thẳng dạng nhẹ, bệnh nhân chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý, điều chỉnh chế độ sinh hoạt là có thể kiểm soát cơn đau. Nhưng nếu không may, đau đầu do các bệnh lý như viêm xoang, đau đầu vận mạch, đau đầu căng thẳng thì bệnh nhân cần được thăm khám và điều trị sớm.
LIKE and Share this article: :
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét